Cuộc đời ai chẳng mắc phải lỗi lầm vì bản thân con người là bất toàn nhưng khi mắc lỗi phải cố đi tiếp mà sửa chữa chứ không bao giờ được dừng lại, càng không thể quay lại vạch xuất phát ban đầu...
Không ai có thể leo núi với đôi giày cao gót, tắm biển với chiếc đầm dạ hội thướt tha, dự tiệc với bộ đồ ngủ hay đá bóng với đôi giày trượt Patin... và rồi ai cũng sinh ra bằng tuổi trẻ nhưng tuổi già cũng sẽ đến và ta lại về với cát bụi, đó là sự thích nghi với quy luật của cuộc sống. Cuộc đời ai chẳng mắc phải lỗi lầm vì bản thân con người là bất toàn nhưng khi mắc lỗi phải cố đi tiếp mà sửa chữa chứ không bao giờ được dừng lại, càng không thể quay lại vạch xuất phát ban đầu...
Cả thành phố Ninh Bình nhỏ bé bỗng ồn ào, náo nhiệt hơn hẳn những ngày thường. Giờ đã lên thành phố thì mọi thứ cũng được nâng lên cho xứng tầm chứ không giống ngày còn là thị xã. Người thì tặc lưỡi: “Hợm hĩnh, tưởng mình là ai mà nổi đình nổi đám. Cua bò đường nhựa mà cứ nghĩ mình là ốc gai, tôm hùm”.
Nhiều người tò mò lại tỏ ra thích thú: “Con bé này thế mà sướng, một bước lên mây. Nhà chồng nó chắc giàu có lắm nên mẹ chồng mới cho nào vòng tay, lắc chân, kiềng cổ và cả chiếc vương miện xinh xinh trên đầu kia chắc cũng phải đến cả mấy cây vàng sáng lóa cả mắt. Xinh cũng có giá đấy chứ. Cũng là Kiều nhưng bây giờ hồng nhan bạc tỉ cả rồi chứ không còn bạc mệnh như Kiều ngày xưa nữa”.
Ngày cưới diễn ra tưng bừng chưa từng thấy ở cái thành phố nhỏ này.
Bố mẹ cô mê Truyện Kiều của Nguyễn Du nên đặt tên cho con là Kiều, những mong con gái mình xinh đẹp “Mười phân vẹn mười”, giỏi “thi ca nhạc họa” và tất nhiên không ai muốn con gái mình có số phận chìm nổi, lênh đênh như nàng Kiều. Không khác với mong đợi là mấy, cô càng lớn càng xinh, học hành cũng giỏi giang nhất nhì trường chuyên Lương Văn Tụy của tỉnh. Mẹ cô ngày đêm khấn vái: “Con hiếm muộn nên chỉ sinh được có mỗi mình cháu. Mong tổ tiên phù hộ cho cháu được học hành nên người mới mong có ngày cá chép vượt vũ môn hóa rồng cho cha mẹ mát mặt với hàng xóm láng giềng, đừng để cái sắc nó khắc cái mệnh rồi lại làm cho đứt gánh giữa đường thì khổ”.
Dường như “Cầu được ước thấy”, Kiều đỗ Đại học ngay năm thi đầu tiên chứ không giống mấy tiểu thư con nhà quý hiếm đỏng đảnh “Mắt xanh mỏ đỏ” chỉ liếc trai là giỏi. Nhà cô không thuộc diện giàu sang, nhưng bản thân cô lại được bố mẹ mình đầu tư rất chu đáo. Cô là đứa cháu gái đầu tiên của dòng họ “đỗ đạt cao” nên cả họ lấy làm hãnh diện lắm.
Ngoài tiền ăn học mẹ gửi hàng tháng, Kiều còn được cô dì chú bác trong nhà “dúi” cho kha khá gọi là để cháu ăn diện theo mốt cho khỏi thua kém bạn bè. Cô thuê nhà trọ bên ngoài sống một mình cho thoải mái, mua điện thoại di động cho tiện liên lạc với gia đình. Sợ con gái rượu đi học bằng xe buýt lúc nào cũng chật như nêm cối lại bị bọn xấu lợi dụng nên bố mẹ cô cho mua xe máy đẹp làm phương tiện đi lại cho chủ động. Chỉ cần bằng đó thứ cũng đủ làm cho Kiều nổi bật hẳn lên trong đám bạn bè ngoại tỉnh và thu hút không ít sự “đầu tư” từ bên ngoài cả về vật chất lẫn tinh thần.
Đến năm thứ hai thì cô bị cuốn vào phong trào yêu sinh viên và hăng hái sống thử để chọn đối tác hợp với ý mình. Đầu tiên cô yêu một anh chàng sinh viên nhạc viện, đàn hay mà hát cũng hay lại lãng mạn để tay trong tay tận hưởng vị ngọt ngào của hương hoa sữa đầu mùa, hay cùng chàng dạo chơi trên chiếc xe có giỏ chở đầy hoa phượng. Rốt cuộc, anh chàng đó “đầy túi thơ nhưng lép túi tiền” nên cuộc sống hai người chỉ kéo dài chưa đầy nửa năm thì chấm dứt.
Thêm một vài cuộc tình chớp nhoáng sau đó và cuối cùng cô ra một quyết định táo bạo: “Bằng mọi giá phải trụ lại ở chốn phồn hoa đô hội này cho bố mẹ được ngẩng cao đầu”. Bên tai cô lúc nào cũng văng vẳng lời mẹ: “Con cố mà tìm lấy một thằng tử tế ở Hà Nội cho bõ cái công mẹ mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày”.
Trong số những người đang hân hoan, hí hửng không ai biết tất cả những thứ đó đều được mẹ chồng cô đi thuê và Kiều sẽ phải rời xa nó khi nào hôn lễ kết thúc.
Cô nhận lời yêu Dũng vào cuối năm học thứ ba. Người đó học cùng lớp tiếng Anh lại ngồi chung bàn với cô ở Trung tâm Ngoại ngữ. Anh đã có công việc ổn định, đi học thêm tiếng Anh là để tiện giao tiếp với đối tác nước ngoài. Theo lời Dũng thì thu nhập của anh tuy không cao nhưng cũng tạm đủ để có thể nuôi một vợ một con giữa thời vật giá leo thang đến chóng mặt này. Bản thân anh không còn đủ thời gian để yêu đương lãng mạn, bố mẹ lại già yếu nên cưới càng nhanh càng tốt.
Vài lần anh đưa Kiều về nhà ra mắt và ăn uống thì thấy cô có ý muốn gắn bó, không hiểu vì cô đã yêu thật lòng hay chỉ vì cái cơ ngơi bắt mắt và những món quà anh mua tặng bố mẹ mình mỗi khi hai đứa về thăm nhà. Dũng cũng phù hợp với chuẩn mực của bố mẹ Kiều đặt ra: Trai Hà Nội, tuy không trẻ trung và ga lăng nhưng lại là một cái cọc vững để con gái ông bà yên tâm bám vào cả cuộc đời. Vả lại ông bà thông gia cũng thuộc diện có học, nói năng nhẹ nhàng, khéo léo, xử sự tế nhị nên không sợ con gái mình ngạt thở.
Họ không có gì để đưa ra bàn luận trước khi gật đầu đồng ý. Thế là anh đề cập thẳng vấn đề: “Anh không có nhiều thời gian để lãng mạn, nhưng anh sẽ dùng cả cuộc đời còn lại của mình để yêu em”. Chỉ chờ có thế, Kiều gật đầu luôn mà không cần đến mười ngày suy nghĩ để kí vào giấy đăng kí kết hôn. Cô chỉ yêu cầu: “Em là con độc nhất nên cũng muốn bố mẹ được mở mày mở mặt trước mọi người. Yêu cầu của em không có gì quá đáng chứ”.
Dũng gạt đi: “Không quá đáng chút nào. Anh mang ơn bố mẹ vì đã sinh ra em còn chưa đủ nói gì đến chuyện thiệt hơn. Bố mẹ anh thì nhất trí cả hai tay. Mọi việc nhà anh sẽ đáp ứng đúng theo yêu cầu của bố mẹ em”.
Ngày ăn hỏi, 12 chàng trai mặc áo trắng quần đen, cổ thắt caravat trông thật oách bước xuống từ chiếc xe ăn hỏi sang trọng đậu ở đầu ngõ đi cùng 12 người phụ nữ trung niên ăn vận áo dài thật không khỏi khiến người ta trầm trồ. 12 cô gái xinh đẹp mặc áo dài đỏ đã đứng xếp hàng dọc chờ đón lễ và trong nhà quan khách đã an vị. Mọi việc diễn ra quá hoàn hảo khiến cho những ai góp mặt đều không thể góp lời. Họ chỉ có thể nói một câu: “Nhà trai chu đáo quá”.
Ngày cưới diễn ra tưng bừng chưa từng thấy ở cái thành phố nhỏ này. Một đoàn xe hoa đón dâu diễu quanh một số con phố chính trước khi đón Kiều về Hà Nội khiến cho dân tình nhốn nháo ngó nghiêng. Tiệc cưới được tổ chức trong khách sạn lớn nhất ở đấy. Trên lễ đài tháp ly có suối vang đỏ đang tuôn trào và Kiều hạnh phúc cầm dao cắt chiếc bánh cưới trong tiếng vỗ tay giòn rã.
Nhưng hồi hộp nhất vẫn là màn trao lễ vật cho cô dâu của gia đình chồng. Đầu tiên, Kiều được mẹ chồng gắn lên tóc chiếc vương miện nhỏ cùng chiếc kiềng to bằng ngón tay lên cổ, bà cô của chồng đeo cho chiếc vòng cũng to không kém vào cổ tay, dì của chồng lặng lẽ cúi xuống khiêm tốn vén chiếc váy dài và đeo vào cổ chân cô chiếc lắc không nhỏ chút nào... tất cả những thứ đó đều có chung một tên gọi là vàng. Kiều cảm thấy hạnh phúc đến nghẹt thở và bố mẹ cô cũng có chung cảm giác ấy.
Trong số những người đang hân hoan, hí hửng không ai biết tất cả những thứ đó đều được mẹ chồng cô đi thuê và Kiều sẽ phải rời xa nó khi nào hôn lễ kết thúc. Đoàn xe rước dâu từ từ lăn bánh đưa cuộc đời cô đến một bến bờ hoàn toàn xa lạ.
Theo Eva
0 nhận xét:
Đăng nhận xét