Thoát vị rốn hay còn gọi là rốn lồi là dị tật thường gặp ở trẻ nhỏ. Khối lồi ngay tại rốn trẻ và khối lồi phình to khi trẻ rặn, khóc, ho,…Tình trạng rốn được cải thiện dần khi trẻ ngày một lớn.Tuy nhiên một số bà mẹ chưa thật quan tâm đến dị tật này nên chưa có những chăm sóc thích hợp nhằm cải thiện sớm tình trạng rốn lồi của trẻ về mặt thẩm mỹ cũng như sẽ tránh được biến chứng của bệnh. Sau đây là cách chăm sóc trẻ bị rốn lồi tại nhà được áp dụng tại phòng khám ngoại khoa của bệnh viện Nhi Đồng 1.
Các bước chăm sóc trẻ:
Bước 1: chuẩn bi
- Rửa tay sạch trước khi chăm sóc trẻ
- Dùng đồng tiền xu để giữa miếng gạc, xếp 4 cạnh miếng gạc sao cho đồng xu không xục xịch
- Cuộn băng thun có bề rộng khoảng 3cm – 5cm
Bước 2 : thực hiện
- Đặt đồng xu có quấn gạc lên rốn trẻ sao cho phần có nhiều gạc sát bụng trẻ để tránh đồng xu đè cấn
- Dùng ngón tay cái của bàn tay không thuận để ấn đồng xu sao cho khối lồi tụt vào trong
- Bàn tay còn lại cầm băng thun quấn quanh bụng trẻ từ 3 – 5 vòng rồi dán lại
☺ Các lưu ý khi thực hiện:
- Mỗi ngày thực hiện 1 lần sau khi tắm trẻ, không nên tháo thừơng xuyên vì sẽ làm giảm tác dụng của kỹ thuật
- Chỉ thực hiện khi trẻ nằm yên
- Quấn băng vừa tay, không quá chăt hoặc quá lỏng (quá chặt sẽ làm trẻ khó chịu, gây khó thở. Quá lỏng sẽ làm đồng xu xê dịch ra khỏi vị trí rốn lồi)
- Đối với trẻ đổ mồ hôi nhiều nên thay băng ngày 2 lần để tránh hăm da
- Thời gian thực hiện: đến khi rốn bình thường (trung bình từ 1 – 3 tháng)
☺ Đưa trẻ đến cơ sở y tế khi:
- Khối lồi to hơn bình thường
- Khối lồi có sự thay đổi về màu sắc
- Trẻ bị đau bụng, quấy khóc, ói nhiều
Theo yeucon.org , nếu sau 3 tháng rốn vẫn lồi, cần khám BV Nhi đồng
ĐD Nguyễn Thanh Thụy Trâm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét