Trẻ bứt rứt vì ra mồ hôi
Chị Lê Hoài Năm, có con gái 10 tháng tuổi, cho biết: Con chị mấy ngày nay thường tỏ ra khó ngủ, bứt rứt về đêm. Lo ngại con bị ốm, chị đưa con đi khám nhưng bác sĩ cho biết sức khoẻ của bé bình thường. Sau khi hỏi kinh nghiệm chăm con của một số bà mẹ, chị Năm thử không đóng bỉm vào ban đêm thì bé ngủ ngon lành. Lúc này, chị Năm mới phát hiện ra, do khí hậu nóng, bé chị lại ra nhiều mồ hôi nên hai bên bẹn có nổi nhiều mụn nhỏ, gây ngứa khiến bé khó chịu.
![]() |
Khi chọn bỉm mặc mùa hè cho con, phải hết sức cẩn trọng. |
Một số gợi ý về cách mặc bỉm, tã giấy cho bé - Đặt bé vững chắc trên một chiếc bàn hoặc tấm đệm trên sàn, cởi quần áo cho bé và gỡ bỉm ra (vẫn để nguyên đó). - Đặt một tấm khăn dưới cổ bé đề phòng trường hợp bé trớ gây bẩn. - Nhẹ nhàng nhấc hai chân bé lên rồi lau sạch toàn bộ khu vực, từ trước ra sau và giữa các nếp da gấp. - Mở sẵn một bỉm sạch rồi mới kéo bỉm bẩn ra. Nhanh chóng đặt chiếc bỉm mới vào (phần có miếng dán nằm ở dưới lưng bé). - Bôi phấn rôm hoặc kem chống cho bé trước khi đóng bỉm chắc chắn. Đảm bảo để bạn đút vào được 2 ngón tay vào phần trước của bỉm. |
Nên giảm số giờ đóng bỉm cho bé
Theo bác sĩ Nguyễn Minh Quang (Viện Da liễu Hà Nội): Bỉm, tã giấy có nhiều ưu điểm như giúp bé ngủ yên khi về đêm và những lúc thời tiết lạnh, tiện lợi khi đi xa, có tính thẩm mỹ. Nhưng khi mùa hè đến, sử dụng các loại bỉm và tã giấy cần phải cẩn trọng hơn vì thời tiết nóng nực dễ gây hăm, viêm nhiễm bộ phận sinh dục đối với bé gái. Đối với bé trai nếu mặc tã giấy thường xuyên, nhiệt độ của tinh hoàn sẽ nóng hơn bình thường nên sẽ không tốt cho sức khỏe...
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Bình (Khoa Nhi, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội): Trong thời tiết mùa hè, bé vẫn có thể đóng bỉm nhưng cha mẹ nên giảm số giờ đóng bỉm cho trẻ. Cách khắc phục tốt nhất là nên tập cho trẻ thói đi vệ sinh vào một giờ nhất định để hạn chế mặc bỉm ban ngày.
Để tránh hăm khi thời tiết nóng nực, sau khi thay bỉm, cha mẹ nên lau sạch vùng bẹn và mông của trẻ bằng nước ấm. Nên để da trẻ khô hẳn trước khi mặc bỉm mới vào. Không nên dùng phấn thoa lên vùng hăm vì sẽ làm lỗ chân lông bị bít lại, không thoát mồ hôi gây kích ứng da.
Nên nhớ khi cho bé dùng bỉm, tã giấy - Dùng tã giấy (bỉm) ta sẽ hạn chế được sự ẩm ướt khi dùng tã vải. Do vậy, sẽ tránh được cho bé bệnh hăm tã (với các bé da "lành"), da bé luôn khô ráo mà vẫn giữ được độ ẩm (pH) căn bằng. - Việc hướng dẫn bé dùng bô phụ thuộc vào cá tính của từng bé và sự kiên trì hướng dẫn của bố mẹ. Việc dùng bỉm không ảnh hưởng đến quá trình này. - Mọi ưu điểm của tã giấy sẽ trở nên vô nghĩa nếu vì lý do tiết kiệm, bạn thay bỉm cho bé muộn hơn thời gian chỉ định. - Bé không nên bị "bao bọc" bởi bỉm suốt ngày. Khi thay bỉm cho bé, bạn nên tranh thủ để cho da bé được thông thoáng. - Không nên để bé đóng bỉm quá 6 tiếng, cần thay bỉm cho bé 4 tiếng một lần. Và tất nhiên là không thể chấp nhận được việc đóng một chiếc bỉm cho bé suốt cả ngày. |
Yeucon.org tổng hợp
0 nhận xét:
Đăng nhận xét